Tour Du lịch Hàn Quốc

Du lịch Hàn Quốc trọn gói giá rẻ nhất. đây là một điểm đến đang có sức thu hút mãnh liệt.

Du lịch Nhật Bản

Du lịch Nhật Bản đầy sức hấp dẫn vì đất nước này có 14 di sản thế giới, bao gồm thành Himeji, cố đô Kyoto, các thành phốTokyo và Nara, núi Phú Sĩ, những khu trượt tuyết như Niseko ở Hokkaido, Okinawa. Bên cạnh đó, nền văn hóa và lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc cũng làm nên sức hút của du lịch Nhật Bản.

Du lịch Thái Lan

Điểm đến lý tưởng cho mọi nhà. Tour du lịch Thái Lan hấp dẫn với chi phí chỉ 5.500.000đ, bào gồm tất cả các chi phí liên quan, tổ chức chương trình, sự kiện.

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Những thứ nên tránh khi đi du lịch Hàn Quốc

Bài viết dưới đây Du lịch Hàn Quốc xin giới thiệu tới quý khách những thứ nên tránh khi đi du lịch Hàn Quốc để quý khách có thể yên tâm hơn trong chuyến du lịch của mình.

1. NGỒI TRÊN GHẾ ƯU TIÊN KHI ĐI TÀU ĐIỆN NGẦM

Tàu điện ngầm ở Hàn Quốc luôn có hàng ghế dành riêng cho người cao tuổi và phụ nữ có thai. Bạn đừng bao giờ xem nó là một trải nghiệm thú vị và thử ngồi vào vị trí ưu tiên đó nhé! Chắc chắn bạn sẽ nhận được những ánh nhìn và những lời trách mắng khó chịu từ mọi người xung quanh.

2. CẮM ĐŨA VÀO CƠM

Trong văn hóa của hầu hết các nước châu Á không riêng gì Hàn Quốc, người ta thường đặt nén nhang thẳng đứng vào một bát đựng cát trong các đám tang và quan niệm đó là thức ăn của các linh hồn. Việc bạn căm đôi đũa vào bát cơm sẽ khiến người khác liên tưởng đến điều này. Hãy chú ý khi ăn nhé!

3. TỪ CHỐI LỜI MỜI RƯỢU TỪ NGƯỜI LỚN

Du lịch Hàn Quốc nên tránh việc từ chối lời mời rượu từ người lớn. 

Bạn nhận lời mời uống một ly soju hay beer từ những người lớn tuổi, điều này chứng tỏ bạn tôn trọng họ và thể hiện tình cảm. Từ chối đồng nghĩa với việc bạn không muốn làm bạn bè với họ, điều này chắc chắc không tốt chút nào. Có thể bạn không uống được rượu, nhưng bạn có thể thay bằng bất kỳ loại nước nào khác để đáp lễ.


4. ĐỐI MẶT VỚI NGƯỜI LỚN KHI UỐNG

Một khi bạn nhận được lời mời uống rượu, bia hay bất kỳ thứ nước nào, bạn phải quay đầu để uống. Đó là dấu hiệu thể hiện sự tôn trọng với người đối diện.

5. VIẾT TÊN BẰNG MỰC ĐỎ


Nhiều người ở Hàn Quốc sẽ thực sự bị sốc, thậm chí thấy bị xúc phạm nếu ai đó viết tên mình bằng mực đỏ. Từ rất lâu trước đây, tên của người quá cố được viết bằng mực đỏ trên sổ đăng ký, bia mộ với mục đích xua đuổi ma quỷ. Đó là lý do bạn không nên viết tên bằng mực đỏ tại đất nước này.


6. XÌ MŨI Ở BÀN ĂN

Bạn sẽ bị đánh giá thiếu ý thức nếu xì mũi ở bàn ăn, vì nó sẽ tạo ra tiếng ồn lạ và kém vệ sinh. Khi ăn chung với mọi người, tốt nhất là bạn nên vào phòng vệ sinh xử lý sạch sẽ rồi rửa sạch tay.

7. NHẬN BẰNG MỘT TAY

Người Hàn Quốc rất xem trọng việc cho và nhận. Bạn nên học cách sử dụng hai tay khi cho hoặc nhận thứ gì, thậm chí khi bạn rót nước cho người khác nếu không muốn bị xem là khiếm nhã và thiếu tôn trọng.

8. MANG GIÀY VÀO NHÀ AI ĐÓ

Lý do rất rõ ràng: mang giày vào nhà ai đó là việc làm mất vệ sinh. Lối sống của người Hàn Quốc thường tập trung trên sàn nhà, do đó họ dành nhiều thời gian để lau sàn sạch sẽ. Nhiều gia đình Hàn Quốc có bàn ăn thấp để ngồi ăn trên sàn nhà, thậm chí họ vẫn ngủ trên sàn nhà. Do đó, việc giữ sàn nhà luôn sạch sẽ là rất quan trọng.

9. ĐỤNG ĐŨA ĐẦU TIÊN Ở BÀN ĂN


Tôn trọng người lớn tuổi luôn là truyền thống nghiêm ngặt ở quốc gia này. Dù bạn đói bụng cỡ nào đi nữa thì khi vào bàn ăn, bạn phải kiên nhẫn chờ người lớn tuổi nhất trong bàn ăn đầu tiên và sau đó bạn mới có thể bắt đầu ăn.

10. CHỈ RÓT NƯỚC VÀO LY CỦA MÌNH

Nếu bạn làm điều đó, người Hàn Quốc sẽ nghĩ bạn chỉ quan tâm đến bản thân mà không để ý đến mọi người xung quanh. Khi ăn uống cùng bạn bè hay gia đình, bạn nên xem thử ly của những người khác còn nước hay không, và rót cho mọi người trước khi rót nước vào ly của mình. Nếu bạn làm được điều đó, chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp trong mắt người đối diện.

11. KHÔNG BIẾT CÁCH SẮP XẾP BÀN ĂN


Từ khi còn nhỏ, những đứa trẻ Hàn Quốc đã được bố mẹ chỉ dạy ý thức trước khi ăn như một phong tục, trong đó bao gồm việc chuẩn bị bàn ăn gồm việc bố trí thìa, đũa, bát ăn, các món ăn phụ, khăn ăn, cốc nước… Nếu bạn là người nước ngoài, họ không mong bạn có thể biết hết những điều này. Tuy nhiên nó sẽ giúp sự hiểu biết về văn hóa của bạn phong phú hơn.

12. ĐỨNG DẬY VÀ RỜI KHỎI BÀN TRƯỚC NGƯỜI LỚN TUỔI

Nếu bạn rời khỏi bàn ăn trước những người lớn tuổi, bạn sẽ bị cho là thiếu lễ độ. Còn nếu bạn ăn xong, xếp đũa và ngồi tại bàn ăn thì điều này cũng tạo cho người đối diện cảm giác như bạn đang chờ đợi họ hoàn thành bữa ăn. Tốt nhất bạn nên chú ý tốc độ ăn uống của mình để không phải kết thúc bữa ăn quá sớm.

13. CHẠM VÀO VAI HOẶC ĐẦU CỦA NGƯỜI LỚN TUỔI HOẶC CẤP TRÊN

Đây cũng được cho là hành vi thiếu trọng. Ở Hàn Quốc, bạn chỉ có thể làm điều đó với những đứa trẻ hoặc người nhỏ tuổi hơn mình.

14. KHÔNG CHIA SẺ

Ở Hàn Quốc có một loại văn hóa gọi là “văn hóa san sớt”. Giữa một nhóm, một tập thể luôn có sự sẻ chia thức ăn hoặc nước uống, dù ít hay nhiều. Điều này trình bày tình cảm của bạn đối với mọi người trong tầng lớp. Nếu bạn không san sớt, đồng nghĩa với việc bạn có chút tham.

Theo KEM/Seoulistic.com


Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Thành phố không bao giờ phải nghĩ - Luang Prabang

Luang Prabang là một trong những thành phố của Lào thực sự yên bình, êm ả và người dân hầu như không bao giờ để những áp lực trong công việc ảnh hưởng đến cuộc sống của mình.

Ashley Emmerton, 23 tuổi, là một giáo viên tình nguyện đến Lào để dạy tiếng Anh. Học sinh mà cô dạy học tại vùng đất Luang Prabang là các nhà sư. Nữ giáo viên trẻ đã có những cảm nhận đặc biệt về văn hóa, con người và cảnh vật trong thời gian ở đây.
Trong mắt Ashley, Luang Prabang là một thành phố di sản tuyệt đẹp với những ngôi đền được xây dựng công phu, những quán cà phê nhỏ bé, những thác nước ngoạn mục...


Ashley rất yêu sự dịu dàng của văn hóa Lào. Một trong số đó là sự yên ả trong cuộc sống và sự bình tĩnh mà người dân đối diện với những khó khăn. "Mọi người đều hạnh phúc và không bị phân tâm hay căng thẳng bởi công việc. Ở họ bạn sẽ hiếm gặp sự lo lắng và Bor pen yang (không lo lắng) là cụm từ đầu tiên bạn nhận thấy khi đến cố đô này", nữ giáo viên trẻ cho biết.
Cô từng đến đây làm tình nguyện hai lần. Trong lần quay lại thứ hai, Ashley cảm thấy rất vui vì gặp lại những người học trò cũ - giờ đã là sinh viên đại học. "Còn gì tuyệt vời hơn khi được gặp lại họ và lắng nghe họ say sưa kể về những kế hoạch trong tương lai", Ashley cho biết.


Một trong những điều không chỉ Ashley mà nhiều du khách khác khi tới Luang Prabang nhận thấy, đó là tiếng Anh ở đây được sử dụng rộng rãi, phổ biến. Bên cạnh đó, thành phố cổ kính này cũng đang thay đổi từng ngày, cuộc sống của người dân trở nên hiện đại hơn những những giá truyền thống trong văn hóa vẫn không bị mất đi.
Ẩm thực ở Luang Prabang cũng là một trong những điểm cộng, níu chân du khách. Thực khách đến đây đều háo hức thưởng thức món mỳ nấu cùng đậu, cá nướng, rong biển khô ở chợ đêm và thịt băm truyền thống...


Đến Luang Prabang, du khách có thể thử cảm giác mới lạ khi cưỡi voi đi dạo và tới thăm các thác nước tuyệt đẹp. Một trong những điểm đến được nhiều du khách nước ngoài ưa thích là Kuang Si - một thác nước nằm ở bên ngoài Luang Prabang. "Khi leo lên đỉnh của thác nước và nhìn xuống, bạn sẽ thấy thế giới này thật đẹp. Cảnh vật phía dưới chân bạn thật thần tiên làm sao", Ashley gợi ý.
Cũng theo lời nữ giáo viên trẻ, đến với Luang Prabang, du khách sẽ có những kỳ nghỉ đáng nhớ và điều khó khăn nhất bạn phải làm là... quay về nhà.

Nguồn: VnExpress

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

7 điều tạo nên tên danh tiếng cho Thụy Sỹ

Hội chữ thập đỏ được thành lập ở Geneva, chính sách trung lập kéo dài xuyên suốt thời chiến tranh hay có hệ thống nhà băng bảo mật nghiêm ngặt nhất thế giới... đều là những điều khiến Thụy Sĩ nổi danh.
phong túc, hòa bình và có muôn vàn cảnh đẹp, tuy nhiên đó chỉ mới là một phần nhỏ khiến nhiều người biết đến giang san Thụy Sĩ.

1. Chính sách trung lập

Thụy Sĩ nổi tiếng với việc duy trì chính sách trung lập trong khoảng thời gian dài nhất. Đất nước này không hề tham gia chiến tranh từ năm 1505. Kể cả trong các kỳ thế chiến, Thụy Sĩ trở thành nơi trung chuyển của hai phe trong chiến tranh. Việc đóng vai trò trung lập đã giúp Thụy Sĩ có nền kinh tế ổn định vào mọi lúc.

2. Hội chữ thập đỏ

Hội chữ thập đỏ có vai trò bảo vệ và giúp đỡ những nạn nhân chiến tranh đã được thành lập lần đầu tiên vào năm 1863 ở Geneva. Từ thời điểm đó, Hội chữ thập đỏ đã mở rộng quy mô và giúp đỡ rất nhiều nạn nhân trên toàn thế giới.

3. Socola


Nếu bạn nói rằng socola Thụy Sĩ không có gì đặc biệt, dám cá rằng bạn chưa từng thử qua nó. Thụy Sĩ nổi tiếng với nghệ thuật làm socola. Được làm từ sữa hảo hạng và kem tuyệt ngon, socola sữa của họ đứng vào hàng ngon nhất thế giới.

4. Ngân hàng

Nổi tiếng toàn thế giới về chính sách bảo mật, ngân hàng Thụy Sĩ luôn nhận được sự tín nhiệm cao của khách hàng. Họ không tiết lộ danh tính người chủ tài khoản ngay cả với chính quyền trừ một vài trường hợp đặc biệt như tội phạm hoặc hoạt động liên quan khủng bố.

5. Zurich


Thành phố được nhiều người khát khao sinh sống và là niềm tự hào của Thụy Sĩ. Theo một số khảo sát, Zurich có điều kiện sống và giàu có bậc nhất châu Âu. Thành phố nổi tiếng bởi các cửa hàng mua sắm xa xỉ, nhà ở và các món ăn.

6. Đồng hồ

Những chiếc đồng hồ sắc sảo và đắt giá là sự kết hợp giữa nghệ thuật và công nghệ. Đồng hồ Thụy Sĩ thống trị ngành đồng hồ thế giới, nó nổi tiếng bởi sự chính xác và đa dạng về kiểu dáng. Các hiệu đồng hồ vang danh như Tag Heuer, Rolex, Omega... đều đến từ Thụy Sĩ.

7. CERN

Còn được biết đến là Cơ quan nghiên cứu vật lý của châu Âu nằm cạnh Geneva, CERN là phòng thí điểm hạt nhân lớn nhất thế giới nằm sâu dưới lòng đất. CERN quy tụ các nhà khoa học tài tình từ khắp nơi để nghiên cứu cấu trúc của vật chất.

Nguồn: Thảo Nghi Vnexpress.net


Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Hàn Quốc: Lễ hội đèn lồng Seoul

Nếu như ở Việt Nam chúng ta có Tết Trung thu được xem như một lễ hội đèn lồng thì ở Seoul - Hàn Quốc có riêng hẳn một lễ hội đèn lồng thật to hoành tráng và đẹp mắt. Lễ hội đèn lồng Seoul được diễn ra từ năm 2009 đến năm 2013 là một lễ hội ánh sáng đại diện cho Seoul với khoảng 10 triệu người tham dự.
Lễ hội đèn lồng Seoul
Lễ hội được diễn ra hàng năm vào thứ 6 tuần thứ nhất tháng 11 từ ngày 07 đến ngày 23 với hàng chục ngàn chiếc đèn lồng sẽ được thắp sáng lên vào ban đêm dọc theo kêng Cheonggyecheon Seoul. Được bắt đầu từ trò chơi giân gian của nền văn hóa hoàng gia Choson cho đến văn hóa làm kimchi và các di sản văn hóa đa dạng khác của Hàn Quốc sẽ được diễn tả qua những ánh sáng rực rỡ của những chiếc đèn lồng làm bằng giấy Hanji. Chủ đề của lễ hội năm nay dự kiến ​​sẽ vẽ lên một bức tranh diễn tả các nghệ sĩ đang trình diễn các bài hát cũng như các điệu nhảy múa cúng tế dành cho các vị vua đã khuất tại miếu nơi an nghỉ của các vị vua mà đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới của Seoul.
Nguồn: http://vietnamese.korea.net

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Đặc sản Hàn Quốc: Mì lạnh

Hàn Quốc không chỉ thu hút du khách bởi cảnh đẹp của tự nhiên mà nơi đây còn làm cho du khách còn ấn tượng bởi hương vị ẩm thực độc đáo của xứ sở Kim Chi này. Trong đó, du khách vẫn luôn yêu thích nhất trong các chương trình tour mùa hè là mì lạnh Hàn Quốc

Đất nước Hàn Quốc thân thương thơ mộng với những cảnh quan thiên nhiên đẹp tuyệt vời. Cũng như bao quốc gia khác, Hàn Quốc cũng là đất nước có nền văn hóa truyền thống lâu đời. Du khách đến thăm nơi đây sẽ được tham quan, khám phá những danh lam thắng cảnh, những công trình kiến trúc nghệ thuật đã trải qua hàng ngàn năm. Bên cạnh đó, văn hóa ẩm thực của xứ sở Kim chi này lại tạo nên một nét đặc trưng và riêng biệt của người dân Hàn. Với những món ăn đa dạng phong phú và bổ dưỡng với hương vị đặc trưng. Mì lạnh là món ăn nổi tiếng của người Hàn vào dịp hè. Món ăn dân dã này được người dân cũng như du khách vô cùng yêu thích trong mùa hè đang đến này.
Không giống như những món ăn có vị cay nồng và ấm nóng vào mùa đông. Mì lạnh mang trong mình hương vị thanh mát từ những nguyên liệu đến cảm nhận vị lạnh mát của món ăn. Mì lạnh, món ăn nổi tiếng dưới thời Chosun, vào thời kì đó, món ăn này với hương vị thanh mát chỉ để phục vụ trong các bữa ăn cung đình vào mùa hè. Tuy nhiên, sau cuộc nội chiến món ăn này đã nhanh chóng phổ biến khắp mọi vùng miền trong cả nước và trở thành món ăn đặc trưng và nổi tiếng của đất nước này. Mì lạnh hấp dẫn bởi tính mát mẻ, dễ ăn và có hương thơm đặc biệt từ nước dùng cũng như các gia vị. Đem đến cho những thực khách những cảm nhận hết sức tuyệt vời và hoàn hảo trong những ngày hè nóng nực.


Mì lạnh có tác dụng điều hòa thân rất tốt trong thời tiết nắng nóng. Món ăn này, được chế biến khá đơn giản và không cầu kì với những nguyên liệu thiên nhiên dễ kiếm. Và điều quan trọng đó là nước dùng và sợi mì cùng nhưng thức ăn kèm khác đều được làm lạnh trước kh thưởng thức. Do đó, thưởng thức bát mì lạnh du khách sẽ cảm nhận được cái mát lạnh của nước lèo, những sợi mì giòn dai cùng vị chua chua dịu nhẹ thanh mát của từng miếng nước dùng. Một bát mì lạnh Hàn Quốc thường được trang hoàng bằng những lát thịt bò hoặc thịt lợn phía trên, một nửa quả trứng luộc, vài lát lê ăn kèm, còn rau sống có dưa leo, củ cải thái sẵn. tuốt hòa quyện với nhau tạo nên hương vị tuyệt hảo cho món ăn này.
Đi du lịch Hàn Quốc vào dịp hè du khách sẽ được thưởng thức món ăn dân dã và khó quên này. Một món ăn dân giã đơn giản nhưng lại mang đến những tác dụng giải nhiệt to lớn trong những ngày hè. Bên cạnh đó, các món ăn khá dễ ăn và phổ thông, du khách đến thăm Hàn Quốc vào dịp hè có thể thưởng thức món ăn độc đáo này tại bất cư đâu và bất cứ khi nào.
Nguồn: dulichhanquocgiare.net

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Kinh nghiệm mua sắm tiết kiệm tại Hàn Quốc

Hàn Quốc được mệnh danh là thiên đàng mua sắm, có rất nhiều mặt hàng với giá cả hợp lý. Du khách có thể mua nhiều đồ dùng cần thiết và đồ lưu niệm ở bất kỳ gian hàng nào trong số hàng trăm gian hàng ở các cửa hàng tổng hợp và phố mua sắm ở Seoul, cũng như các tỉnh thành lớn khắp cả nước.
Kinh nghiệm mua sắm giá rẻ tại Hàn Quốc

1. Chợ chiết khấu lớn

Những chợ này cung cấp nhiều hàng hoá như cửa hàng tổng hợp ở Hàn Quốc, nhưng với giá có chiết khấu. Một điểm khác là những chợ này không có các hãng quần áo loại sang. Một số chợ chiết khấu lớn nhất ở Hàn Quốc là E-mart, Homever (trước đây là Carrefour), Lotte Mart và Kim’s Club.

2. Chợ truyền thống

Chợ truyền thống là nơi bạn có thể trải nghiệm văn hoá mua sắm theo thói quen Hàn Quốc. Tại những khu chợ này, bạn sẽ chỉ thấy những ngôi nhà một tầng và xe nhỏ đẩy tay có đầy hàng hoá thú vị. Khi bạn dừng chân tại một trong những chợ truyền thống này, thì việc mua sắm với tốc độ thoải mái, ăn nhẹ tại quầy xe đẩy trên phố và nghiên cứu văn hoá là một ý tưởng hay. Du khách nên đem theo tiền Hàn Quốc vì có thể là các cửa hàng này không chấp nhận ngoại tệ hay thẻ tín dụng. Gyeongdong, Gwangjang và Namdaemun nằm trong số những chợ nổi tiếng nhất Seoul.

3. Cửa hàng tổng hợp

Cửa hàng tổng hợp của Hàn Quốc thường có chương trình giảm giá ở mỗi mùa trong năm. Nói chung, mỗi cửa hàng có những đợt bán hạ giá dài hai tuần vào tháng 1,4,7 và 10. Việc kiểm tra quảng cáo và chi tiết các chương trình giảm giá này trên Internet là ý tưởng hay. Bạn cũng có thể liên hệ với số điện thoại (+82-2) 1330 của du lịch Hàn Quốc KTO để biết chính xác ngày tháng các đợt giảm giá.

4. Cửa hàng miễn thuế

Khu Duty Free Korea trong sân bay Incheon trải dài trên một diện tích rộng và có tên gọi mặt hàng cho từng gian hàng. Khu này được chia nhỏ theo mặt hàng và nội thất được thiết kế để bán hàng hiệu quả. Khu Duty Free Korea bán rượu, thuốc lá, đồ điện tử nổi tiếng, khăn casơmia và quần áo len, quần áo chơi gôn, đồ da và đồ lưu niệm. Tảo khô, kimchi và đồ ăn nhẹ truyền thống cũng là những thứ bán được nhiều. Một nơi mua sắm nhanh chăm sóc khách du lịch – những người chỉ có đủ thời gian nhặt rượu, thuốc lá, insam (ginseng) hay những món quà nhỏ. Duty Free Korea cũng có các đại lý còn chiết khấu nhiều hơn.
Trong trường hợp bạn muốn mua quần áo ở Hàn Quốc, thì các chợ bán buôn quần áo tập trung ở Dongdaemun đang trở thành trung tâm mua sắm hàng đầu của Hàn Quốc. Hàng nghìn cửa hàng nhỏ, tiện nghi hiện đại, mở cửa đến tảng sáng, thu hút nhiều khách mua thời trang ban đêm.

Nguồn: Vinatop Travel

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Công viên vương quốc hổ Thái Lan mở cửa trở lại

Công viên Vương quốc Hổ ở Phuket ở Thái Lan lại tiếp tục mở cửa chào đón khách tham quan sau hai ngày phải đóng cửa vì vụ một du khách bị hổ vồ.

Vừa qua Công viên Vương quốc Hổ (Tiger Kingdom) mới mở cửa lại, chấm dứt hai ngày ngừng hoạt động vì sự cố du khách Australia có tên Goudie vừa bị hổ vồ khi đang tham quan. Chuyện khách bị tấn công không phải trường hợp hiếm trong các công viên nuôi hổ tại Thái Lan. Năm ngoái, một sinh viên người Anh (19 tuổi) còn bị một con hổ nặng hơn 180 kg vật ngã xuống đất và cắn vào đùi tại công viên Tiger Temple ở Kanchanaburi (phía tây Thái Lan). 


Trước khi tiếp xúc với hổ, các du khách thường được yêu cầu loại bỏ tất cả đồ đạc lỏng lẻo, có thể bay phất phơ trên cơ thể và cởi giày, rửa tay sạch sẽ, đồng thời ký giấy miễn trách nhiệm nếu xảy ra tai nạn. Chi phí để được chụp ảnh cùng những chú hổ con là 900 bath Thái (gần 590.000 đồng) một người. Nếu muốn mạo hiểm hơn như vào hẳn trong lồng chơi với hổ trưởng thành, bạn chỉ phải chi thêm 100 bath Thái (xấp xỉ 66.000 đồng). 

Các công viên hổ ở Thái Lan gần đây trở thành đề tài bàn tán thường xuyên về chuyện chăm sóc, đối xử với những con vật bị giam cầm. Theo quảng cáo trên website, phần lớn các công viên cho biết tất cả chúng đều được thuần hóa và huấn luyện ngay khi mới ra đời. Lũ hổ cũng thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc và làm quen với con người.

                           
Dù vậy, ban quản lý vẫn khuyến cáo du khách luôn cần tỏ ra tôn trọng bởi thực tế chúng vẫn là động vật hoang dã. Trong khi đó, hầu hết người đến tham quan đều mê mệt với ý nghĩ chơi đùa cùng hổ như những chú mèo và biến chúng thành trò giải trí.

Cảm giác căng thẳng, bồn chồn và cả tù túng do điều kiện sống nuôi nhốt được xem là nguyên nhân khiến lũ hổ tấn công du khách. Khi ở trong các công viên, chúng phải từ bỏ rất nhiều thói quen theo bản năng vốn mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tự nhiên.

Vào ngày 22/10, ông Goudie bị một con hổ tấn công khi bước vào lồng và cho chúng ăn. Du khách này sau đó được các nhân viên kéo ra trong trạng thái bị thương ở bụng, chân và đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Phuket.

Nguồn: Telegraph



Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

Tham quan chủa Bulguksa - Hàn Quốc

Bulguksa là một ngôi chùa cổ được xây dựng vào thời kỳ đầu của triều đại Shilla, triều đại phát triển hung thịnh của Phật giáo Hàn Quốc. Ngôi chùa được xây dựng là nơi cầu nguyện cho sự yên bình của đất nước cũng là nơi tượng trưng cho giấc mơ về một thế giới lý tưởng.
Chùa Bulguksa được xây dựng trong 23 năm. Đây là ngôi chùa lớn nhất Hàn Quốc và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1995. Trải qua thời gian dài cùng những biến động của lịch sử, ngôi chùa đã nhiều lần được tu sửa và kiến tạo lại. Tuy nét kiến trúc không còn được nguyên vẹn như ban đầu nhưng nơi đây ghi dấu nét văn hóa của các triều đại khác nhau. Ngôi chùa cổ kính, sừng sững trên núi Tohamsan. Chùa Bulguksa ngày nay có rất nhiều di chỉ văn hóa được bảo tồn, như Dabo-tap – Quốc bảo số 20, Sukga-tap – Quốc bảo số 21, Yeonhwa-gyo Chilbo-gyo – Quốc bảo số 22, Tượng Phật thiền định bằng vàng – Quốc bảo số 26… cùng nhiều quốc bảo khác.
Dabo-tap hay còn gọi là Tháp Đại Bảo và Seokga-tap (Tháp Thích Ca Mâu Ni) là những ngôi chùa lớn tại Hàn Quốc. Được tấn phong Quốc Bảo Hàn Quốc năm 1962, hai ngôi chùa có diện tích 10,4 mét và 8,2 mét, đứng trên sân phía Đông và sân phía Tây chia cắt Daeungjeon (Đền thờ tượng Phật Thích ca) và Jahamun. Tháp Seokga-tap nằm phía Đông gồm 3 tầng, có hai nền nhà và xây theo phong cách truyền thống xứ Hàn, biểu tượng cho trật tự vũ trụ tạo nên sự tĩnh tại và yên bình. Dabo-tap là ngôi tháp bát giác đứng trên chân đế chữ thập với hai cầu thang đá ở tất cả 4 phía và một rào chắn. Biểu tượng cho sự sáng tạo và giải phóng tinh thần. Công trình này được làm hoàn toàn bằng đá, với sự khéo léo của những người thợ đã kiến tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ này. Cả hai đều là những hình mẫu tuyệt vời cho kiến trúc của Shilla thế kỷ 8, hai ngôi chùa đều cân bằng cấu trúc vuông, bát giác và tròn vào cùng trong một thiết kế.
chủa Bulguksa - Hàn Quốc
Đây là ngôi chùa lớn nhất Hàn Quốc và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1995
Ở giữa là hai điện chính phục vụ cho việc cầu kinh Daeungjeon và Geungnakjeon trang nghiêm giữa kỳ quan, được trang trí với những hoa văn họa tiết phản ánh văn hóa của người dân thời đó. Du khách băng qua Cheongungyo (Thanh Vân Kiều) và Baejungyo (Bạch Vân Kiều) đến phía Đông, và Yeonhwayo (Liên Hoa Kiều) và Chilbogyo (Thất Bảo Kiều) đến phía Tây. Cheongungyo và Baejungyo là  những bậc cầu thang. Phần thấp nhất, Cheongungyo, có 17 bậc thang và phần cao hơn là Baegungyo có 16 bậc. Những bậc thang này dẫn đến Jahamun – cổng dẫn đến Daeungjeon – Điện thờ Phật Thích Ca. Những cầu thang giống như những cây cầu này tượng trưng cho sự kết nối giữa thế giới trần tục bên dưới và Phật giới bên trên. Những cầu thang được xây dựng theo hình dáng cây cầu rất độc đáo, và những quốc bảo này là những công trình duy nhất còn nguyên vẹn từ thời đại Shilla đến nay.
Ở phía Tây, cầu thang đá 18 bậc dẫn đến Anyangmun. Phần dưới  gồm 10 bậc của cầu thang này là Yeonhwagyo, còn phần cao hơn có 8 bậc gọi là Chilbogyo. Hai công trình này có thiết kế nhỏ hơn  heongungyo và Baegungyo  nhưng lại khá tương đồng về kết cấu. Tương truyền rằng chỉ có những ai thật sự giác ngộ mới có thể đặt chân lên những bậc thang này.
Tượng phật chủa Bulguksa - Hàn Quốc
Ngôi chùa mang trong mình một vẻ gì đó rất đẹp và yên tĩnh, với hồ nước rộng, bốn mùa nước trong xanh cùng với những hàng cây bên đường xanh mướt soi bóng dưới mặt hồ phẳng lặng.
Nguồn: tổng hợp